Bánh Mochi Nhật Bản là gì?
Mang trong mình sự tinh túy với những món ăn được đầu tư kỹ lưỡng về cả hương vị lẫn phong cách trình bày nền ẩm thực của đất nước Mặt Trời Mọc luôn luôn gây ấn tượng với mọi người trên khắp thế giới. Bởi vì thưởng thức các món bánh của Nhật không chỉ là thưởng thức vị ngon mà cò là thưởng những nghệ thuật chắt lọc tinh túy. Và với những ai yêu thích xứ sở phù tang nói chung, đặc biệt là nền ẩm thực của đất nước này nói riêng, thì có lẽ không còn xa lạ gì với món bánh mochi.
Một món ăn lâu đời và không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sum họp gia đình của người Nhật Bản, tượng trưng cho ước nguyện một cuộc sống đầy may mắn, ấm no và người nhật cũng tin rằng, ăn bánh mochi vào những ngày đầu năm mới sẽ đem lại cho họ một năm dồi dào sức khỏe và trường thọ.
Với những ai chưa biết thì bánh mochi một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn (tương tự như bánh dày Việt Nam) nhưng có nhân ngọt bên trong. Hầu hết đều có nhân bánh đậu đỏ, đậu trắng hoặc đôi khi là dâu tây hay một số loại hoa quả khác kết hợp với dậu đỏ. Bánh mềm mềm, dai dai với lớp bột gạo trắng muốt bên ngoài giúp chúng trở nên mịn màng và vô cùng bắt mắt. Đôi khi, người Nhật sử dụng màu thực phẩm để tạo nên màu sắc cho vỏ. Thường là các màu sắc dịu nhẹ như xanh, hồng và nâu. Đồng thời, màu bánh thể còn hiện loại nhân bánh bên trong như trà xanh, đậu, ca cao.
Theo cách làm truyền thống thì người ta sẽ hấp chín hỗn hợp gạo nếp cùng một chút đường cát; tiếp theo đó dùng chày thay phiên nhau đập dập, giã nhuyễn ngay khi gạo còn tỏa ra những làn khói mỏng mảnh, nóng hổi để thu được một khối bột trắng ngần, dẻo mịn. Cuối cùng, tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà khối bột này sẽ được nấu, bọc nhân hay nướng lên để cho ra các loại mochi khác nhau.
Bánh nếp Mochi có hình thù như thế nào?
Vốn dĩ, bánh mochi có dạng hình vuông, biểu trưng cho tình làng nghĩa xóm keo sơn. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bánh có nhiều thay đổi về cả kết cấu và hình hài. Bánh ngày nay có dạng hình tròn, là hình ảnh của mặt trăng. Ý nghĩa của bánh giống như bánh Trung Thu, là ngụ ý hy vọng về cuộc sống ấm êm, sung túc và thịnh vượng. Bánh có kích thước nhỏ nhắn, vừa nắm tay và có ba lớp:
- Lớp vỏ: Làm từ gạo nếp, mềm dẻo, có độ kết dính cao
- Lớp nhân: thường thì là nhân đậu đỏ, xay mịn, thơm ngon
- Lớp trong cùng: nhân kem lạnh, tăng khẩu vị cho người ăn
Bánh Mochi có mấy loại?
Bánh mochi truyền thống thường làm từ nhân đậu đỏ, tuy nhiên với sự sáng tạo không ngừng của người dân xứ anh đào, họ không ngừng thay đổi loại bánh này. Thay thế nhân bằng matcha, khoai môn,…thậm chí là thay đổi cách làm và thưởng thức để phục vụ các mục đích khác nhau.
- Bánh Dango: bánh chỉ ăn vào dịp Trung Thu.
- Bánh Kashiwamochi: bánh ăn vào tết Thiếu Nhi, giống bánh giầy, nhân làm từ đậu xanh, phủ bên trên bánh là một lớp lá sồi.
- Bánh Iwaimochi: nhân đậu đỏ, ăn vào các dịp trọng đại của gia đình
- Bánh Nagamashi: vỏ bánh thường có 4 màu đặc trưng vàng, hồng, trắng và xanh lá, in dấu hoa anh đào, đặc sản của tỉnh Toyama (Nhật).
- Bánh Zundamochi: bánh mochi ăn kèm với đậu nành nghiền nhuyễn có trộn với đường và một ít muối.
Cách bảo quản bánh Mochi
Có thể bảo quản mochi bằng các cách sau:
Cách 1: Để bánh mochi vào ngăn mát tủ lạnh hay ngăn đông đều được. Tuy nhiên nếu để ngăn mát chỉ bảo quản trong 1 tuần, ngăn đông thì lâu hơn khoảng 2-3 ngày.
Cách 2: Bạn có thể đặt bánh mochi ở nhiệt độ thường, nhưng chỉ giữ được trong khoảng từ 8-10 tiếng
Bánh Mochi Nhật Bản là gì?
Mang trong mình sự tinh túy với những món ăn được đầu tư kỹ lưỡng về cả hương vị lẫn phong cách trình bày nền ẩm thực của đất nước Mặt Trời Mọc luôn luôn gây ấn tượng với mọi người trên khắp thế giới. Bởi vì thưởng thức các món bánh của Nhật không chỉ là thưởng thức vị ngon mà cò là thưởng những nghệ thuật chắt lọc tinh túy. Và với những ai yêu thích xứ sở phù tang nói chung, đặc biệt là nền ẩm thực của đất nước này nói riêng, thì có lẽ không còn xa lạ gì với món bánh mochi.
Một món ăn lâu đời và không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sum họp gia đình của người Nhật Bản, tượng trưng cho ước nguyện một cuộc sống đầy may mắn, ấm no và người nhật cũng tin rằng, ăn bánh mochi vào những ngày đầu năm mới sẽ đem lại cho họ một năm dồi dào sức khỏe và trường thọ.
Với những ai chưa biết thì bánh mochi một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn (tương tự như bánh dày Việt Nam) nhưng có nhân ngọt bên trong. Hầu hết đều có nhân bánh đậu đỏ, đậu trắng hoặc đôi khi là dâu tây hay một số loại hoa quả khác kết hợp với dậu đỏ. Bánh mềm mềm, dai dai với lớp bột gạo trắng muốt bên ngoài giúp chúng trở nên mịn màng và vô cùng bắt mắt. Đôi khi, người Nhật sử dụng màu thực phẩm để tạo nên màu sắc cho vỏ. Thường là các màu sắc dịu nhẹ như xanh, hồng và nâu. Đồng thời, màu bánh thể còn hiện loại nhân bánh bên trong như trà xanh, đậu, ca cao.
Theo cách làm truyền thống thì người ta sẽ hấp chín hỗn hợp gạo nếp cùng một chút đường cát; tiếp theo đó dùng chày thay phiên nhau đập dập, giã nhuyễn ngay khi gạo còn tỏa ra những làn khói mỏng mảnh, nóng hổi để thu được một khối bột trắng ngần, dẻo mịn. Cuối cùng, tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà khối bột này sẽ được nấu, bọc nhân hay nướng lên để cho ra các loại mochi khác nhau.
Bánh nếp Mochi có hình thù như thế nào?
Vốn dĩ, bánh mochi có dạng hình vuông, biểu trưng cho tình làng nghĩa xóm keo sơn. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bánh có nhiều thay đổi về cả kết cấu và hình hài. Bánh ngày nay có dạng hình tròn, là hình ảnh của mặt trăng. Ý nghĩa của bánh giống như bánh Trung Thu, là ngụ ý hy vọng về cuộc sống ấm êm, sung túc và thịnh vượng. Bánh có kích thước nhỏ nhắn, vừa nắm tay và có ba lớp:
- Lớp vỏ: Làm từ gạo nếp, mềm dẻo, có độ kết dính cao
- Lớp nhân: thường thì là nhân đậu đỏ, xay mịn, thơm ngon
- Lớp trong cùng: nhân kem lạnh, tăng khẩu vị cho người ăn
Bánh Mochi có mấy loại?
Bánh mochi truyền thống thường làm từ nhân đậu đỏ, tuy nhiên với sự sáng tạo không ngừng của người dân xứ anh đào, họ không ngừng thay đổi loại bánh này. Thay thế nhân bằng matcha, khoai môn,…thậm chí là thay đổi cách làm và thưởng thức để phục vụ các mục đích khác nhau.
- Bánh Dango: bánh chỉ ăn vào dịp Trung Thu.
- Bánh Kashiwamochi: bánh ăn vào tết Thiếu Nhi, giống bánh giầy, nhân làm từ đậu xanh, phủ bên trên bánh là một lớp lá sồi.
- Bánh Iwaimochi: nhân đậu đỏ, ăn vào các dịp trọng đại của gia đình
- Bánh Nagamashi: vỏ bánh thường có 4 màu đặc trưng vàng, hồng, trắng và xanh lá, in dấu hoa anh đào, đặc sản của tỉnh Toyama (Nhật).
- Bánh Zundamochi: bánh mochi ăn kèm với đậu nành nghiền nhuyễn có trộn với đường và một ít muối.
Cách bảo quản bánh Mochi
Có thể bảo quản mochi bằng các cách sau:
Cách 1: Để bánh mochi vào ngăn mát tủ lạnh hay ngăn đông đều được. Tuy nhiên nếu để ngăn mát chỉ bảo quản trong 1 tuần, ngăn đông thì lâu hơn khoảng 2-3 ngày.
Cách 2: Bạn có thể đặt bánh mochi ở nhiệt độ thường, nhưng chỉ giữ được trong khoảng từ 8-10 tiếng